PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.
PageRank được phát triển tại đại học Stanford bởi Lary Page (cũng bởi vậy mà có tên PageRank) và sau đó bởi Sergey Brin như một phần dự án công cụ tìm kiếm mới.
Theo Google một cách tóm lược thì PageRank chỉ được đánh giá từ hệ thống liên kết đường dẫn. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng. Tuy nhiên đó chỉ là những khái niệm sơ đẳng nhất mà Google hiếm khi thông báo chính thức. Trong thực tế, thuật toán PageRank phức tạp hơn rất nhiều. Và may mắn là như thế, nếu không trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ không còn tin cậy bởi những người lạm dụng thuật toán của nó, và có lẽ như thế, SEO mới là một nghệ thuật làm tốn nhiều giấy bút của Webmaster.
PageRank của Google hiển thị trên GoogleToolbar là một số nguyên từ 0 cho đến 10. Đơn vị PageRank có tỷ lệ logarithmic dựa trên khối lượng link trỏ đến cũng như chất lượng của những trang Web chứ đường link xuất phát này.
Chú ý là PageRank khác Traffic Rank của Alexa mà Webmaster Việt Nam rất khoái dùng.
Thủ thuật PageRank
Để có được PageRank cao thì bạn phải tối ưu hóa Website và xây dựng hệ thống liên kết chất lượng. Sau đây là vài thủ thuật chính :
- Cung cấp nội dung chất lượng, thiết kế trang Web tốt trong đó chú trọng đến việc tình bày mạch lạc và tối ưu các thẻ META Tags (Description, META Tag chẳng hạn). Nếu nội dung chất lượng, người dùng sẽ quay trở lại và đặt đường dẫn tới trang.
- Cố gắng có được liên kết từ các trang Web hay Blog có chất lượng, thứ hạng cao. Số lượng liên kết từ các tảng này sẽ làm tăng PageRank trang Web của bạn một các tương đối. Mức độ quan trọng của PageRank được tính theo hệ số 10, tức là trang có PageRank 3, sẽ quan tọng gấp 10 lần trang có PageRank 2.
Google PageRank™ mang lại những gì?
Có rất nhiều cách giải thích và liệt kê khác nhau, tôi không muốn kể hết ra đây mà muốn nói về cái giá trị chính: Google PageRank™ của website càng cao thì sẽ xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm của Google, nâng cao giá trị của tên miền và độ tin cậy của nội dung.
Lưu ý: Chính Google cũng khuyên người dùng không nên quá quan tâm vào chỉ số Google PageRank™ mà nội dung mới quan trọng, trong một phỏng vấn gần đây họ đã nói về việc dần loại bỏ chỉ số này trong bộ công cụ cho các nhà phát triển.
Tăng chỉ số Google PageRank™ – sự thật và những lầm tưởng!
Ngày nay, có rất nhiều quảng cáo, tin đồn, mời chào… từ các công ty, cá nhân … nhằm mục đích cung cấp thông tin, giải pháp… cho các chủ sở hữu website về việc nâng cao lên thứ hạng của trang web của họ trên các công cụ tìm kiếm. Họ thuyết phục các chủ doanh nghiệp nhỏ bằng cách gửi email, thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn … để được họ đồng ý cho thực hiện các giải pháp đó – thường là nâng chỉ số PageRank™ và trao đổi liên kết. Nhưng thực tế, những phương pháp thực hiện nhằm nâng cao chỉ số PageRank™ chỉ tạo được hiệu ứng nhất thời mà có tác hại rất xấu cho tên miền của chủ sở hữu về sau.
Một vài lầm tưởng của người dùng về cách thức tăng chỉ số PageRank™:
1. Tốn thời gian: Một thực tế được thừa nhận là quá trình tăng chỉ số PageRank™ tốn rất nhiều thời gian, đặc biệt là hiệu quả của việc trao đổi liên kết để có thể ảnh hưởng đến chỉ số xếp hạng. Đừng bao giờ nghĩ rằng PageRank™ phụ thuộc nhiều vào hành động trao đổi liên kết và tăng chỉ số PageRank™ trong thời gian ngắn. Chỉ số PageRank™ của một tên miền trong 2 năm đầu tiên thường là chỉ số tạm thời và nó sẽ dễ dàng bị thay đổi khi có một vài điều kiện nào đó không phù hợp. Chính vì vậy nhiều người vui mừng khi tên miền hay trang web của họ nhanh chóng được Google xếp hạng và tăng trong một vài tháng đầu, nhưng về sau sẽ khó mà duy trì.
Hậu quả: Trao đổi liên kết vô tội vạ và can thiệp vào việc dánh giá website bằng các thủ thuật để nâng cao chỉ số PageRank™ sẽ là con đường ngắn nhất để được coi là các splogs.
2. Thay đổi nhanh: PageRank™ mà người dùng có thể kiểm tra hoặc hiển thị thay đổi 3 tháng một lần, trong khi PageRank™ thực được cập nhật liên tục nhưng không được công bố cụ thể.
Hậu quả: Trong một thời gian ngắn, chỉ số PageRank™ có thể thay đổi nhưng không ai có thể chắc chắn là sau 3 tháng nó vẫn giữ được trị số hoặc tăng lên. Quá nôn nóng sử dụng các dịch vụ tăng chỉ số PageRank™ sẽ mất nhiều hơn được.
3. Giá trị tốt: Đối với PageRank™ thì liên kết ra ngoài tên miền (đến trang khác) không làm giảm giá trị PageRank™ đối với trang được chỉ đến thì nó được tính là backlink. Trong các yếu tố để xác định PageRank™ có một giá trị triệt tiêu nhằm xác định giá trị của một backlink. Backlink từ những nguồn, trang đáng tin cậy sẽ được đánh giá cao, khi đó giá trị triệt tiêu thấp và ảnh hưởng tốt đến PageRank™.
Hậu quả: Không có kiến thức về giá trị của nguồn backlink sẽ dẫn đến hiệu quả thấp hơn mong muốn rất nhiều. Hiện nay có nhiều tranh cãi về backlink của các tên miền .edu, tuy nhiên theo cá nhân mình thì nguồn backlink của .edu tùy từng quốc gia mới có tác dụng nhất định, không phải là cứ mua backlink là có nguồn tốt, đặc biệt là nguồn backlink của edu.vn, toàn virus với spam thì chỉ khiến cho PageRank™ giảm đi mà thôi.
4. Sự lạc hậu của PageRank™: PageRank™ đã được tạo ra và hình thành từ rất lâu nên đã trở nên quá lạc hậu. Một website không thể chỉ dựa vào một thang điểm để đánh giá về chất lượng nội dung được. Đã qua rồi cái thời của backlink, cái thời mà directory còn ngự trị trong lĩnh vực SEO.
Hậu quả: Chi phí để tăng giá trị PageRank™ có thể dùng để cải tổ nội dung và hình thức của website để thu hút và tăng traffic hiệu quả hơn nhiều lần.
Sự thật và những lầm tưởng luôn đối lập nhau, cái mà bạn nghĩ thường không giống với những gì đang diễn ra. Google PageRank™ chỉ là một chỉ số riêng của Google, nó chỉ là một phần của thước đo giá trị nội dung của một trang trên mạng. Không nên quá chú trọng vào việc tăng PageRank™ mà cần đầu tư vào giá trị nội dung và cách trình bày. SEO là tốt nhưng không phải là tất cả.
nguồn: a2zlamgiau
PageRank là gì ? Một số điểm cơ bản.
4/
5
Oleh
Đinh Công Thành